ĐIỂM DANH NHỮNG BÀI TẬP YOGA BẠN DỄ TẬP SAI NHẤT
(23/11/2021)
Yoga đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng nhờ vào lợi ích thiết thực của nó đối với sức khỏe và tinh thần người tập. Tuy nhiên, bạn cần phải hết sức thận trọng khi thực hiện, vì Yoga vừa có rất nhiều tư thế đòi hỏi cơ thể cần có độ dẻo dai nhất định hoặc phải nắm chắc kỹ thuật tập luyện. Việc tập Yoga sai cách có thể tạo thành tổn thương cho cơ thể, chẳng hạn như trật đĩa đệm, giãn dây chằng, tổn thương cột sống, khuỷu tay, đầu gối, dẫn đến thoái hóa khớp…Sau đây là 7 tư thế Yoga bạn dễ tập sai mà không phải ai cũng có thể nhận ra.
Tư thế Yoga Ngồi Thư Giãn
Sukhasana là tư thế Yoga ngồi bắt chéo chân cơ bản nhìn qua có vẻ đơn giản nhưng khá nhiều người tập sai cách đối với tư thế này.
Tư thế ngồi đúng sao cho lưng dưới và gân kheo siết chặt khiến khung xương chậu bị gấp lại không dễ chịu tí nào. Theo lời khuyên của hướng dẫn viên Yoga, để có thể thực hiện một cách dễ dàng hơn, bạn có thể lót bên dưới một tấm gối, đệm hoặc chăn để xương hông được đẩy ra đằng sau một chút khiến xương sống thoải mái hơn.
Thiền (Meditation)
Theo thuật ngữ Yoga, Thiền được gọi là “Dhyana” nghĩa là ”Dòng chảy của tâm trí”. Dù bạn tập bất kỳ tư thế Yoga ngồi Thiền nào cũng cần phải giữ lưng thẳng. Bởi tư thế ngồi Thiền đúng cách sâu sẽ có một dòng năng lượng đi từ cột sống đến não. Nếu lưng cong sẽ cản trở dòng năng lượng này làm rối loạn nhịp thở và giảm sự tập trung, tỉnh thức của tâm trí.
Để ngồi Thiền thoải mái hơn, bạn nên ngồi trên một chiếc gối hoặc chăn và bạn cũng nên thả lỏng và làm giãn các cơ, đặc biệt cơ mặt và cơ tay không gồng mình. Thực tế khi cơ mặt và cơ tay giãn mềm thì toàn bộ cơ thể sẽ thư giãn hiệu quả.
Tư thế Yoga Chó Úp Mặt
Adho Mukha Svanasana hay còn gọi là tư thế Yoga Chó Úp Mặt xuất hiện trong rất nhiều phong cách Yoga như một tư thế để tăng cường sức mạnh, tư thế chuyển đổi hoặc tư thế nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bạn dành quá nhiều thời gian ngồi hoặc cơ thể bạn không mềm dẻo cho lắm, việc cố ép gót chân xuống đất trong cả khoảng thời gian tập không tốt cho lưng dưới và gân khoeo.
Thế nên bạn không cần thiết phải để chân và gót chân thẳng xuống nền nhà với tư thế này. Nếu bạn có phần lưng dưới và gân khoeo siêu chặt thì cách tốt nhất là khuỵu gối và nâng xương cụt hướng lên trời.
Tư thế Yoga Con Cá Sấu
Tư thế Yoga Con Cá Sấu là một phiên bản động tác chống đẩy của Yoga. Nếu không cẩn thận, hoặc chưa bao giờ được hướng dẫn, thường thì bạn sẽ cuộn vai về phía trước, tình trạng này khiến bạn có nguy cơ mắc các chấn thương dây chằng vai, viêm gân, và các vấn đề về thoái hóa theo thời gian. Các vấn đề liên quan khác bao gồm hạ thân thẳng xuống và hạ quá đà xuống nền nhà, để đầu cúi xuống đầu tiên, hoặc ép xương cụt dưới quá nhiều.
Để có tư thế tập hoàn hảo, đầu tiên, bạn hãy tập trung vào cùng một tư thế liên kết toàn thân như trong tư thế Trái Núi (Mountain Pose). Đầu ngẩng qua vai, vai cao hơn xương chậu, đầu gối trên bàn chân. Hãy áp dụng tư thế trung lập này vào tư thế Plank, việc giữ cho toàn bộ cơ thể chuyển trọng lực vào các ngón chân và hạ thấp hơn để thành tư thế Yoga Con Cá Sấu, gập khuỷu tay không quá 90 độ.
Tư thế Yoga Cây Cầu
Bridge Pose là một tư thế Yoga uốn lưng quan trọng và cực kỳ hữu ích trong điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp, đau lưng, đau cổ, các vấn đề về thần kinh. Khi thực hành động tác này, mọi người thường để bàn chân hướng ra, đầu gối dang rộng và nắm chặt mông. Thực hiện như thế sẽ làm hẹp xương chậu và có thể gây ra đau lưng.
Thay vào đó, bạn hãy giữ cho bàn chân và đầu gối song song, để cơ đùi trong hoạt động thay cho mông. Việc siết chặt một cái gối giữa hai đùi trong có thể giúp đùi săn chắc, nó còn tạo ra khoảng trống ở thắt lưng và khiến bạn cảm thấy thoải mái. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được quay đầu qua trái hoặc qua phải mà chỉ nhìn thẳng lên.
Tư thế Yoga Cây Nến
Được gọi là “Mẹ của các tư thế Yoga” vì được cho là có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, xoa dịu hệ thần kinh và cải thiện sức khỏe tim mạch. Thế nhưng, Sarvangasana là một trong những tư thế tập Yoga có khả năng dễ gặp nguy hiểm nhất nếu thực hiện không đúng. Bởi những học viên thường vô tình chỉ chống hoàn toàn bằng cổ, tạo thành tư thế chống bằng cổ hơn là chống bằng vai.
Các giáo viên dạy Yoga khuyên bạn không nên tập tư thế này khi chưa được giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn kỹ lưỡng. Điều quan trọng là hãy đảm bảo phần gáy không được ép hoàn toàn xuống sàn và hãy chắc chắn rằng trọng lượng được phân phối giữa cánh tay và vai trên của bạn, không căng cổ. Cổ bạn không nên áp xuống sàn nhà, đảm bảo có đủ không gian giữa sàn và cổ của bạn đủ để luồn ngón tay xuống phía dưới.
Tư thế Yoga Xác Chết
Rất nhiều người cho rằng, tư thế Yoga Xác Chết là tư thế dễ thực hiện nhất? Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm đấy nhé! Vì cơ thể và tâm trí bạn sẽ gây ra những sự xao lãng khiến việc thư giãn trở thành một thách thức.
Đã bao giờ bạn nằm xuống vào cuối buổi học mà cảm giác như mình là người duy nhất không thấy hoàn toàn thoải mái chưa? Nếu bạn gặp tình trạng như vậy, bạn có thể lót dưới bắp chân một tấm đệm để hỗ trợ thư giãn đôi chân. Sự thay đổi này cũng giúp cải thiện lưu thông máu và giải phóng căng thẳng ở cơ lưng, cho phép bạn nghỉ ngơi sâu hơn khi ở tư thế Xác Chết.
Mặt khác, nâng cao lưng và đầu lên lại giúp bạn mở ngực, giải phóng vai và tăng cường dòng chảy tự nhiên của hơi thở. Nếu năng lượng hoặc tâm trạng của bạn ở mức thấp hoặc nếu bạn có nhiều căng thẳng ở lưng trên và vai thì sự thay đổi này sẽ tốt cho bạn. Hãy quan sát hơi thở khi bạn luyện tập. Dành vài phút ở đây để hít thở thật sâu và dài. Bạn có thể nhận thấy rằng bộ não của bạn sẽ dần trở nên yên tĩnh và suy nghĩ bắt đầu chậm lại, cho phép tâm trí trở nên tỉnh thức và tập trung.
Nếu bạn tập Yoga sai cách, cơ thể bạn sẽ bị tác động không hề nhỏ. Và sẽ càng nguy hiểm nếu bạn không nhận ra những chấn thương này ngay lúc đó, bởi chúng nằm sâu trong cơ thể và không có biểu hiện rõ ràng. Khi đó, các chấn thương sẽ không được trị liệu kịp thời, gây ra hậu quả lâu dài. Vậy làm thế nào để tránh tập Yoga sai cách?
Một trong những cách giúp bạn hạn chế tập luyện yoga sai cách và gặp chấn thương đó là học yoga tại nhà với giáo viên dạy yoga tại nhà riêng đến từ Daykemtainha.vn. Đội ngũ giáo viên dạy yoga tại nhà của Daykemtainha.vn được đào tạo một cách chuyên nghiệp và bài bản, thêm vào đó là những kinh nghiệm từng trải trong suốt quá trình dạy và học của mình, chắc chắn đây sẽ là một người bạn đồng hành mà không ai muốn bỏ lỡ. Đặc biệt hơn nữa chính là bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một giáo viên dạy yoga tại nhà ở Daykemtainha.vn, nhất là đối với những ai vô cùng bận rộn và không muốn mất quá nhiều thời gian di chuyển giữa hai bên.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành, Daykemtainha.vn tin chắc rằng sự thấu hiểu mà giáo viên dành cho học viên sẽ trở nên quen thuộc và tạo được niềm tin vững chắc trong lòng bạn. Không chỉ đơn thuần là dạy và học mà các vấn đề khác liên quan đến yoga như chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý hay chăm sóc sức khỏe cũng sẽ đều được giáo viên phụ trách lý giải và trả lời đầy đủ cho học viên.
Bên cạnh những ưu điểm ở trên, Daykemtainha.vn vừa mới cho ra mắt dòng ứng dụng được sử dụng rộng rãi bởi các học viên, đó là ứng dụng: Daykemtainha.vn. Thời đại công nghệ và số hóa, hy vọng rằng ứng dụng này sẽ là một bước phát triển quan trọng trong việc tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn bởi tính tiện lợi và dễ dàng sử dụng ở bất cứ đâu của nó. Bạn có thể vừa nghe nhạc vừa sử dụng app để tìm kiếm thông tin giáo viên, thông tin lớp học cũng như tương tác với Daykemtainha.vn để giải quyết những thắc mắc riêng tư của mình. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không mau tải ngay ứng dụng về để tìm kiếm cho mình một nơi chăm sóc sức khỏe bản thân bạn nhé.
Tải ứng dụng ngay tại link này: http://www.daykemtainha.vn/ung-dung-gia-su-day-kem
Phụ huynh học viên có thể tìm kiếm giáo viên dạy yoga theo độ tuổi, giới tính, khu vực qua đường link sau: http://www.daykemtainha.vn/gia-su?mon-hoc=yoga
TƯ VẤN HỌC : 090 333 1985 – 09 87 87 0217
Website: http://hocyoga.vn/
- Bài viết khác
- Giáo viên dạy kèm yoga tại nhà ( 30/06/2022 )
- YOGA CHO NGƯỜI GIÀ 2 - CÁCH ĐỂ BẮT ĐẦU ( 07/06/2022 )
- YOGA CHO NGƯỜI GIÀ 1 - LỢI ÍCH TUYỆT VỜI ( 07/06/2022 )
- 5 TƯ THẾ YOGA TRAU DỒI SỰ TỰ TIN VÀ CÂN BẰNG ( 31/05/2022 )
- TỰ TIN HƠN VÀ TỰ TRỌNG HƠN CÙNG YOGA ( 31/05/2022 )
- THẢI ĐỘC GAN CÙNG CÁC TƯ THẾ YOGA ( 31/05/2022 )
- 5 TƯ THẾ YOGA CỰC TỐT CHO HỆ TIÊU HÓA ( 31/05/2022 )
- YOGA CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO HỆ TIÊU HÓA CỦA BẠN? ( 31/05/2022 )
- YOGA CHO LÀN DA RẠNG RỠ ( 31/05/2022 )